Lịch Sử Tranh Kính Nhà Thờ

 Lịch Sử Tranh Kính Nhà Thờ

I. TRANH KÍNH THỜI TRUNG CỔ

Xem thêm: Kính Hoa Đồng Hậu Giang


Những bức tranh kính sơ khai được phát hiện làm ở Ai Cập và có niên đại thế kỷ thứ II trước Công nguyên. Đến thế kỷ thứ I, người Roman đã biết sử dụng kính làm cửa sổ để lấy ánh sáng. Hàng nghìn năm nay kính và kính màu đều được chế từ chất silicat lấy từ cát, trộn lẫn đá vôi cộng thêm các phụ gia như muối rồi đem luyện ở nhiệt độ gần 3000oC. Để kính có màu sắc khác nhau người ta cho thêm các chất oxit kim loại khác nhau vào hỗn hợp kính nóng chảy trong quá trình luyện kính. Màu sắc quyết định giá thành của kính bởi giá trị của các chất oxit mà người ta trộn trong kính rất khác nhau. Xưa kia cũng như hiện nay những tấm kính màu đắt tiền nhất luôn luôn là màu đỏ, vàng, vàng cam và màu đỏ tía. Khởi thuỷ của tranh kính là các tác phẩm kim hoàn, kết hợp giữa kính với vàng, do các thợ kim hoàn làm ra. Sau này người ta dùng các khung sắt để gắn các mảnh kính lại với nhau và nhờ đó tranh kính mới có cơ hội ứng dụng rộng rãi với kích thước lớn hơn. Hiện nay người ta vẫn còn lưu giữ được một số chi tiết kính màu đơn sơ từng được sử dụng để trang trí nhà thờ Thánh Martin ở Tours, làm vào thế kỷ thứ IV sau công nguyên.



Đến thế kỷ thứ X thì tranh kính cửa sổ mới bắt đầu được coi là một lĩnh vực nghệ thuật, nhưng chủ yếu chỉ phục vụ cho các công trình kiến trúc Ki-tô giáo. Những bức tranh kính hoành tráng có khả năng toả sáng nhờ ánh sáng tự nhiên đã tạo nên vẻ đẹp lộng lẫy và huyền bí, tăng thêm bội phần không khí linh thiêng cho các thánh đường. Bởi vậy ngay từ thời trung cổ nghệ thuật tranh kính màu được coi là một bộ phận không thể thiếu trong việc truyền bá Ki-tô giáo và được coi là công trình do Chúa Trời sáng tạo ra. Dấu tích của năm bức tranh kính trên các cửa sổ nhà thờ Augsburg Cộng hoà liên bang Đức được coi là những bằng chứng cổ nhất (làm vào thế kỷ thứ X), có giá trị nhất đối với lịch sử nghệ thuật tranh kính còn sót lại đến hôm nay, mô tả khuôn mặt của các nhà tiên tri trong kinh thánh.

II. TRANH KÍNH VỚI KIẾN TRÚC GOTHIC

Nghệ thuật tranh kính chỉ thực sự phát triển vào thế kỷ thứ XII với sự ra đời một trường phái kiến trúc mới. Suger, vị linh mục cai quản nhà thờ Saint Denis ở Paris (1122 – 1151) là người có công khởi xướng nền nghệ thuật tranh kính. Ông là bạn tâm phúc của vua Louis VI và Louis VII. Nhờ được các vị hoàng đế cấp tiến ủng hộ nên Suger đã mạnh dạn cải tiến kiến trúc nhà thờ Thiên Chuá giáo một cách căn bản. Sự thay đổi này đã mở ra một dòng kiến trúc lẫy lừng, trường phái Gothic, kéo theo đó là nghệ thuật tranh kính, một bộ phận gắn bó hữu cơ với kiến trúc Gothic. Chỉ không đầy một thế kỷ sau hàng trăm công trình Gothic đã nối tiếp mọc lên khắp châu Âu, mà linh hồn và điểm nhấn quan trọng nhất lại chính là các công trình bằng kính – những chiếc cửa sổ lộng lẫy, có những bức có độ cao trên hai mươi mét, làm choáng ngợp con người. Đáng tiếc, cuộc cách mạng Pháp đã phá huỷ hầu hết những tác phẩm tranh kính có giá trị nhất của nhà thờ Saint Denis. Nhưng Saint Denis đã thực hiện được sứ mệnh quan trọng là mở ra một kỷ nguyên kiến trúc mới huy hoàng và kéo theo đó là sự phát triển rực rỡ của dòng nghệ thuật tranh kính và kỹ nghệ sản xuất kính màu.


Xem thêm: Kính Hoa Đồng Hòa Bình


Sau này vào thời kỳ nước Anh bị người Normandy chiếm đóng nghệ thuật tranh kính cũng đã được truyền bá sang Anh. Những tác phẩm tranh kính nổi tiếng mà ngày nay chúng ta còn thấy được ở Toà giáo hội Trưởng lão ở xứ York có niên đại năm 1150 là do chính các nghệ nhân của Pháp làm ra. Chẳng bao lâu sau các công trình kiến trúc Gothic và tranh kính màu đã xuất hiện ở và phát triển huy hoàng ở Đức và xứ Fleming. Trước thế kỷ XII tranh kính chỉ có kích thước nhỏ bởi kiến trúc của các nhà thờ Ki-tô chủ yếu theo phong cách Byzantium và Roman, được liên kết bằng những bức tường dày, có nhiều cột lớn chịu lực đỡ các mái vòm hoặc khung tò vò đồ sộ. Kỹ thuật mái vòm của Gothic cho phép giảm bớt sức chịu lực đè lên các bức tường mà nhờ đó có thể mở rộng tối đa các khoảng rỗng để đón nhận ánh sáng tự nhiên và cũng là cơ hội để tranh kính phát huy hết cỡ công năng của mình. Bức tranh kính màu lớn nhất của thế kỷ XII là những tấm kính vẽ màu được gắn bằng những thanh sắt thẳng. Sang thế kỷ XIII các thợ rèn bắt đầu tạo được những khung đỡ hình tròn và hình chữ nhật khổ lớn. Những chiếc cửa sổ hình tròn đặc trưng được bố trí xen kẽ các khối đá hộc đã góp phần làm cho các khối đá trở nên nhẹ nhàng, tao nhã. Loại cửa này được phổ biến rất nhanh và sau này được gọi là những chiếc cửa sổ “hoa hồng”, vì chúng có dáng dấp như những bông hoa khổng lồ đang nở. Chiếc cửa sổ “hoa hồng” tại nhà thờ Đức Bà Paris được coi là những chiếc cửa sổ bằng tranh kính nổi tiếng nhất, hoàn hảo nhất. Kiến trúc Gothic có thể được coi là một cuộc thử nghiệm về lòng can đảm, khích lệ châu Âu mạnh dạn từ bỏ quá khứ Trung Cổ để bước vào giai đoạn Phục Hưng.


Những nghệ nhân của nghệ thuật tranh kính có được những cơ hội mới để sáng tạo ra cả một thiên đường tranh kính màu mới. Điển hình vô song cho nền nghệ thuật tranh kính giai đoạn này là nhà thờ Chartes ở Pháp. Không biết bằng cách nào các nghệ nhân làm kính đã chế tạo ra được những tấm kính với chất liệu hoàn toàn mới, có khả năng thẩm thấu toàn bộ ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài, và nhờ sự khúc xạ đặc biệt mà các bức tranh kính khổng lồ này có được hiệu ứng quang học hoàn toàn khác thường, huyền ảo và hài hoà đến mức mà trước đó người ta chỉ dám ước mơ. Rất nhiều tác phẩm bất hủ đã được sáng tạo trong giai đoạn này, nhưng do chiến tranh, nạn đói kém và dịch bệnh triền miên nên đến nay chỉ còn lưu lại được một số ít.


Xem thêm: Kính Hoa Đồng Hưng Yên


ATHO – chuyên cung cấp các dòng sản phẩm kính hoa văn trang trí với nhiều mẫu mã, kiểu dáng, thiết kế đẹp mắt, sang trọng, chất lượng bền bỉ, giá cả phải chăng nhất đến tay người sử dụng với phương châm kinh doanh “Luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu”.
Hãy để chúng tôi thay bạn mang đến vẻ đẹp, sự bền bỉ cho những công trình kiến trúc của bạn!
HOTLINE: 0932989111

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cấu tạo và các chi tiết lan can kính cường lực quan trọng trong thiết kế

Tìm hiểu về các loại decal kính trên thị trường

Những ưu điểm của phòng tắm kính